POSM Là Gì? Các Loại POSM Phổ Biến Hiện Nay
P.O.S.M (Point Of Sales Material) là các vật dụng hỗ trợ cho việc bán hàng tại địa điểm bán lẻ, hội chợ, siêu thị, triển lãm,… để góp phần nhận diện thương hiệu. Với sự cạnh tranh “khốc liệt” giữa các nhãn hàng hiện nay, POSM được xem là một trong những “vũ khí” giúp doanh nghiệp thu hút ánh nhìn của khách hàng.
POSM Là Gì?
POSM (Point of Sale Material) là các vật phẩm quảng cáo được đặt tại các điểm bán hàng như siêu thị, cửa hàng bán lẻ nhằm mục đích quảng bá, giới thiệu sản phẩm và thúc đẩy việc bán hàng. Một số ví dụ về POSM phổ biến bao gồm:
- Standee (panô quảng cáo đứng)
- Wobblers (lẫy treo quảng cáo trên kệ hàng)
- Poster (áp phích quảng cáo)
- Dangler (móc treo dưới kệ hàng)
- Shelf Talker (nhãn quảng cáo đặt trên kệ hàng)
- Thùng giấy (cắm biển, đặt ngay tại điểm bán)
- Bảng giá (bảng thông tin giá cả sản phẩm)
POSM là một công cụ quan trọng trong hoạt động Marketing tại điểm bán hàng, giúp thu hút sự chú ý của khách hàng, tạo điểm nhấn và khơi gợi nhu cầu mua sắm của họ.
Các Loại POSM Phổ Biến Hiện Nay
Hiện nay, POSM được sử dụng rất nhiều nhằm quảng bá thương hiệu, sản phẩm cũng như đem lại những trải nghiệm trực tiếp cho khách hàng ngay tại điểm bán. Tuy chỉ là những thiết kế vừa và nhỏ nhưng hình thức quảng cáo này lại rất đa dạng và có khả năng thu hút người dùng rất tốt.
Những loại POSM phổ biến hiện nay gồm:
1. Standee
Standee là dạng maquet in quảng cáo phía trước kèm giá đỡ phía sau. Standee có nhiều dạng kích thước khác nhau, nhưng chủ yếu nhất là 2 loại 60cmx160cm và 80cmx180cm với 3 kiểu Standee chữ X, Standee cuốn và Standee để bàn.
Quảng cáo bằng Standee
2. Booth
Booth trưng bày, Booth quảng cáo, Booth bán hàng là một loại POSM có kích thước khá lớn nhằm trưng bày sản phẩm một cách ấn tượng ở các tiền sảnh, mặt tiền của siêu thị, điểm bán.
Thông thường, các booth sẽ có thêm nhân viên tư vấn trực tiếp cho khách hàng.
Hình thức quảng cáo Booth
3. Wobbler
Wobbler được làm từ decal bóng, có kích thước nhỏ gọn và thường được đặt tại các khu vực, quầy bán hàng. Ngoài ra, wobbler cũng có thiết kế dạng để bàn ở quầy thu ngân.
Hình thức quảng cáo Wobbler
4. Tent card
Tent card là loại POSM đặt bàn, thường để ở các quầy lễ tân để dễ dàng thu hút sự chú ý của khách hàng. Đa số thông tin trên Tent card là các chương trình khuyến mãi, deal sản phẩm, bảng giá…
Hình thức quảng cáo Tent card
5. Hanger
Hanger là một loại POSM dạng dây treo, được treo chủ yếu tại các kệ hàng của siêu thị. Chúng vừa có công dụng làm nổi bật sản phẩm, vừa có chức năng trưng bày tiện dụng.
Các loại hanger quảng cáo phổ biến hiện nay là: hanger dây vải, hanger dây nhựa, hanger sắt, hanger dây treo kẹp sắt…
Hình thức quảng cáo Hanger
6. Danglers
Dangler là những thiết kế quảng cáo treo trần dùng để thu hút khách hàng ở khoảng cách xa.
Thông thường, loại POSM này sẽ được sử dụng để làm nổi bật sản phẩm hay các chương trình khuyến mãi hấp dẫn nào đó trong siêu thị, cửa hàng.
Hình thức quảng cáo Danglers
7. Poster
Poster là một dạng POSM quen thuộc dùng để dán tường, cửa sổ trong các cửa hàng bán lẻ,… Ở những vị trí này, doanh nghiệp sẽ truyền tải được những thông điệp cần thiết đến khách hàng một cách dễ dàng hơn.
Quảng cáo bằng Poster
8. Divider
Divider là dạng POSM được gắn trên giá/kệ tại các điểm bán lẻ hoặc trong siêu thị. Loại quảng cáo này được dùng để phân chia giữa các kệ để làm nổi bật thêm hình ảnh của sản phẩm cũng như thu hút sự chú ý của khách hàng.
Hình thức quảng cáo Divider
9. Sticker
Sticker sử dụng trong quảng cáo là các loại nhãn được dán lên sản phẩm hoặc tủ kệ để thể hiện những thông tin cần thiết mà doanh nghiệp muốn triển khai.
Tuy có kích thước nhỏ nhưng loại POSM này lại có thiết kế rất sáng tạo, dễ dàng thu hút ánh nhìn và gây ấn tượng đến khách hàng.
Quảng cáo bằng Sticker
10. Tester
Tester được hiểu là mẫu dùng thử – phiên bản thu nhỏ của chính những sản phẩm mà doanh nghiệp đang bày bán. Thông thường, các nhóm sản phẩm hay sử dụng tester là: nước hoa, nước xả vải, mỹ phẩm…
Hình thức quảng cáo Tester
11. Showcase
Showcase là một loại POSM dạng tủ, hộp có thiết kế đơn giản, trong suốt để làm nổi bật những sản phẩm bên trong. Có hai loại Showcase:
- Là tủ làm mát để trưng bày các sản phẩm cần giữ lạnh.
- Là hộp trưng bày nhỏ đặt tại các vị trí nổi bật để giới thiệu các sản phẩm mới, sản phẩm được ưu đãi.
Hình thức quảng cáo Showcase
12. Display island
Display island được hiểu nôm na là một trong những nơi nổi bật nhất trong điểm bán hàng/siêu thị, được dựng lên với một số lượng lớn sản phẩm cùng cách sắp xếp – trưng bày độc đáo, sáng tạo.
Ở siêu thị hay trung tâm thương mại thì hình thức Display island sẽ có phí khá cao.
Hình thức quảng cáo Display island
13. Check-out counter
Các siêu thị, cửa hàng tiện lợi đều có giá đựng sản phẩm tiện ích ở quầy thanh toán – vị trí này được gọi là Check-out counter (COC).
Hầu hết các sản phẩm ở khu vực COC này thường là những mặt hàng ăn uống hay những đồ dùng nhỏ dễ quên khi mua hàng như: kẹo cao su, socola, dao cạo râu, khẩu trang…
Hình thức quảng cáo Check-out counter
14. Dù, nón
Các loại dù, nón quảng cáo là một loại POSM được sử dụng rất phổ biến trong các khu bán lẻ ngoài trời. Đây là một hình thức quảng cáo vừa tiện dụng, vừa tiện lợi, vừa đem lại hiệu quả khá cao.
Quảng cáo Dù, nón
15. Banner, pano, cổng chào
Banner, pano, cổng chào cũng là những loại POSM sử dụng ngoài trời phổ biến ở các khu chợ, hội chợ, các quầy bán lẻ, cửa hàng tiện lợi.
Quảng cáo Banner, pano
Các loại hình quảng cáo này có chi phí đầu tư rẻ nhưng lại có khả năng thu hút sự chú ý của khách hàng rất tốt.
16. Shelf Talker trên mâm kệ siêu thị và cửa hàng tiện ích
Hiệu Quả Quảng Cáo Của POSM Như Thế Nào?
Chi phí quảng cáo của POSM cao nhất thường ở trong siêu thị hay các trung tâm thương mại, còn với các điểm bán lẻ hay cửa hàng tiện lợi thì chi phí không quá cao. Vì thế, đối tượng doanh nghiệp nào cũng có thể lựa chọn loại hình quảng cáo này.
Và để quảng cáo POSM có hiệu quả nhất thì doanh nghiệp cần chú ý các tiêu chí sau:
- Lựa chọn hình thức quảng cáo phù hợp với sản phẩm, với khách hàng mục tiêu và với thông điệp mà doanh nghiệp muốn hướng đến.
- Thiết kế cần độc đáo để tạo cảm xúc mạnh, gây ấn tượng sâu đến khách hàng.
- Chất lượng thi công chuyên nghiệp.
Những Câu Hỏi Thường Gặp (FAQ)
1. Các loại chất liệu thường được sử dụng để làm POSM là gì?
POSM thường được làm từ các chất liệu như:
- Giấy cứng, giấy mỹ thuật, giấy decal
- Nhựa PP, nhựa mica, nhựa PVC
- Vải, bạt hiflex, bạt mesh
- Ván gỗ, ván MDF, ván plywood
- Thép, sắt, inox, nhôm
2. Quy trình sản xuất POSM gồm những bước nào?
Quy trình sản xuất POSM thường bao gồm các bước chính:
- Thiết kế mẫu POSM theo yêu cầu
- Chọn chất liệu và công nghệ in ấn phù hợp
- In ấn, cắt dán, gia công POSM
- Lắp ráp, hoàn thiện sản phẩm
- Kiểm tra chất lượng và đóng gói
- Vận chuyển và lắp đặt tại điểm trưng bày
3. Các hình thức in ấn phổ biến cho POSM là gì?
Một số hình thức in ấn phổ biến cho POSM gồm:
- In offset trên giấy, decal
- In UV trên mica, nhựa
- In kỹ thuật số trên bạt hiflex, decal
- In lụa (silkscreen) trên vải, bạt
- In chuyển nhiệt trên vải
4. Làm thế nào để đảm bảo tính thẩm mỹ và chất lượng của POSM?
Để đảm bảo tính thẩm mỹ và chất lượng POSM, cần chú ý:
- Thiết kế đẹp mắt, sáng tạo, thu hút
- Chọn chất liệu in bền, đẹp, phù hợp môi trường sử dụng
- Kỹ thuật in và gia công chuyên nghiệp, tỉ mỉ
- Lắp ráp, hoàn thiện cẩn thận, chắc chắn
- Kiểm tra kỹ chất lượng trước khi giao hàng
5. Cần lưu ý gì khi lắp đặt và sử dụng POSM?
Khi lắp đặt và sử dụng POSM, cần lưu ý:
- Chọn vị trí lắp đặt hợp lý, dễ quan sát
- Cố định chắc chắn, an toàn, tránh đổ vỡ, hư hỏng
- Vệ sinh POSM thường xuyên, tránh bụi bẩn
- Kiểm tra, bảo trì, thay thế kịp thời nếu có hỏng hóc
- Tuân thủ quy định an toàn, PCCC khi sử dụng
6. Làm sao để tối ưu chi phí sản xuất POSM?
Để tối ưu chi phí sản xuất POSM, doanh nghiệp nên:
- Chuẩn bị file thiết kế hoàn chỉnh, rõ ràng
- Chọn chất liệu, kích thước hợp lý, tránh lãng phí
- Tận dụng công nghệ in hiện đại, nâng cao năng suất
- Đặt hàng với số lượng lớn để được giá tốt hơn
- Tìm nhà cung cấp uy tín, giá cả cạnh tranh
7. Các xu hướng thiết kế POSM hiện nay là gì?
Một số xu hướng thiết kế POSM phổ biến hiện nay:
- Phong cách tối giản (minimalism), hiện đại
- Sử dụng hình ảnh, đồ họa sắc nét, sinh động
- Màu sắc tươi sáng, bắt mắt, tạo điểm nhấn
- Thông điệp rõ ràng, dễ hiểu, ấn tượng
- Tương tác, kết nối với khách hàng qua QR code, app
8. Làm sao để đánh giá hiệu quả của POSM?
Để đánh giá hiệu quả của POSM, doanh nghiệp có thể:
- So sánh doanh số trước và sau khi triển khai POSM
- Khảo sát mức độ nhận biết thương hiệu, sản phẩm
- Đo lường số lượng khách hàng tương tác, mua hàng
- Tính toán tỷ lệ chuyển đổi, ROI từ chiến dịch POSM
- Lắng nghe ý kiến phản hồi từ khách hàng, nhân viên
9. Chu kỳ thay mới POSM thường là bao lâu?
Chu kỳ thay mới POSM phụ thuộc vào:
- Tính chất và mục đích của chiến dịch
- Chất liệu và độ bền của POSM
- Thời gian diễn ra chương trình khuyến mãi
- Mức độ cạnh tranh trên thị trường
- Ngân sách của doanh nghiệp
Thông thường, POSM sẽ được làm mới định kỳ theo quý, nửa năm hoặc một năm tùy theo chiến lược của từng doanh nghiệp.
Trên đây là những thông tin về POSM mà GDG muốn chia sẻ đến bạn. Tùy vào từng tính chất sản phẩm, mục đích – thông điệp của doanh nghiệp bạn hướng đến mà GDG sẽ có sự tư vấn, hướng thiết kế và thi công POSM phù hợp.
Nếu có thắc mắc về thuê mướn màn hình shelf talker trên mâm kệ tại siêu thị và các cửa hàng tiện ích, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0933 65 34 72 để được tư vấn nhanh chóng nhé!